Ông Surya Deva: Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện hóa quyền phát triển

Ngày 6-15/11/2023 vừa qua, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển, ông Surya Deva đã có chuyến công du đến Việt Nam, kết thúc bằng buổi họp báo tại Hà Nội ngày 15/11.

Trong một báo cáo, đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền, ông viết về quyền phát triển và vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền này.

Quyền phát triển bao gồm phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, và bao gồm tất cả mọi người—không bỏ quên bất kỳ ai.

Bốn nguyên tắc chính là gì?

  • Quyền tự quyết (self-determination): mỗi dân tộc có quyền quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mình phù hợp với Bộ luật Nhân quyền Quốc tế.
  • Tính liên tầng (intersectionality): nhiều cá nhân trong xã hội bị thiệt thòi hoặc phân biệt đối xử theo nhiều khía cạnh khác nhau như giới tính, chủng tộc/ sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp, địa vị xã hội… Các chính phủ và chủ thể khác cần xem xét các khía cạnh khác nhau này khi quyết định chính sách.
  • Sự công bằng giữa các thế hệ (intergenerational equity): phát triển không phải là cái cớ để tàn phá thiên nhiên và môi trường, cản trở nguyện vọng phát triển của thế hệ tương lai.
  • Phân phối công bằng (fair distribution): cải thiện phúc lợi của mọi người dân và mỗi cá nhân, và phân phối công bằng các lợi ích, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Các nhóm cần ưu tiên là ai? Trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người di cư, người khuyết tật, người bản địa, và các thế hệ tương lai.

Các thách thức chính cho phát triển là gì? Theo ông Surya Deva, đó là sự nghèo đói, bất bình đẳng, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy, khoảng cách số (khả năng truy cập và sử dụng công nghệ thông tin truyền thông), biến đối khí hậu, mất đa dạng sinh học, mất an ninh lương thực và năng lượng, xung đột vũ trang, người tỵ nạn, và công nghệ mới mang tính đột phá.

Vậy thì vai trò của các doanh nghiệp là gì? Các doanh nghiệp có thể, và nên, làm gì để đối phó với những thách thức này và hỗ trợ cho sự phát triển của tất cả mọi người, bảo đảm nhân quyền, bảo đảm không ai bị bỏ quên, và góp phần phát triển bền vững, không hủy hoại môi trường?

Xin mời đọc nguyên văn toàn bộ bản báo cáo của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ tại đây.

Đây là bản dịch tiếng Việt.

Viết một bình luận