Mẫu đơn: Yêu cầu Ban Tôn Giáo Chính Phủ xử trị Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Trong những ngày qua, dư luận xã hội vô cùng bất bình trước việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và các cá nhân trong tổ chức này ngang nhiên phỉ báng niềm tin tôn giáo và xúc phạm tới danh dự nhân phẩm của nhiều người. Trên các không gian mạng, dư luận đã phân tích và đánh giá đây là những hành vi chà đạp lên luật quốc tế và luật Việt Nam của tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ. Để bảo vệ pháp luật và bảo vệ những nạn nhân đã bị Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tấn công, song song với việc đã làm, mọi người còn cần phải dùng quyền công dân của mình tố giác những việc làm trái pháp luật của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tới các cơ quan chức năng và yêu cầu các cơ quan này phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam soạn sẵn hai mẫu đơn để mọi người có thể tuỳ nghi sử dụng. Chúng tôi và các tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ dành sự quan tâm thích đáng để theo dõi và bảo vệ bất cứ ai thực hiện các hành vi pháp lý chính đáng này. Dưới đây là mẫu đơn dùng để yêu cầu Ban Tôn Giáo Chính Phủ phải xử trị Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Kính gửi: Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Địa chỉ: Đường Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.

Người gửi: ……………….Căn cước công dân số:…………..do Bộ Công An cấp ngày….. tháng….. năm……. Địa chỉ thường trú: Số nhà/Thôn/Ấp/Buôn:……….Phường/Thị Trấn/Xã:………..Quận/Huyện/Thị Xã/Thành Phố:…………Tỉnh/Thành Phố:……………

Kính thưa Ban Tôn Giáo Chính Phủ,

Trong những ngày qua, dư luận xã hội đang dành sự quan tâm theo dõi đặc biệt tới phương cách biểu đạt niềm tin tôn giáo của ông Lê Anh Tú với pháp danh là Thích Minh Tuệ.

Dư luận đánh giá cao văn bản số 795/TGCH-PG của Ban Tôn Giáo Chính Phủ ngày 16 tháng 5 năm 2024 với nội dung bảo vệ quyền tự do tôn giáo và nghiêm cấm mọi hình thức xâm phạm tới quyền tự do tôn giáo của ông Lê Anh Tú và mọi người; . Đồng thời, nhắc nhở các cơ quan chức năng địa phương phải làm tốt công tác quản lý xã hội trước những phản ứng khác nhau từ việc làm đúng pháp luật của ông Lê Anh Tú. Văn bản của Ban Tôn Giáo Chính Phủ phù hợp với các quy định của luật Việt Nam và luật quốc tế về nhân quyền tự do tôn giáo.

Thế nhưng, cũng trong ngày này, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã ngang nhiên thách thức pháp luật, ngang nhiên dẫm đạp lên văn bản của Ban Tôn Giáo Chính Phủ để ra một văn bản số 151/HĐTS-VP1 tự cho mình quyền tước đoạt niềm tin tôn giáo của ông Lê Anh Tú và có ngầm ý sẽ gây áp lực với các cơ quan nhà nước phải xử lý ông Lê Anh Tú. Văn bản này cũng ngang nhiên xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của ông Lê Anh Tú và những người thân của ông khi tự tiện công khai các thông tin cá nhân của họ trong văn bản và đồng thời dùng từ miệt thị gọi ông Lê Anh Tú là “người đàn ông”

Hành động trên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và người ký văn bản này (ông Thích Đức Thiện) đã vi phạm các Điều 5 và 6 Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo, Điều 20 Hiến Pháp, Điều 34 Bộ Luật Dân Sự và có dấu hiệu phạm tội hình sự được quy định tại các Điều 155 “tội làm nhục người khác” và Điều 331 “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Không chỉ vậy, thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là ông Thích Chân Quang cư trú tại Thôn Chu Hải, Xã Tân Hải, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng ngang nhiên làm và phát tán lên mạng Internet một video clip phỉ báng niềm tin tôn giáo và xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của ông Lê Anh Tú.

Những hành vi thô bỉ và vi phạm pháp luật nói trên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và những thành viên của tổ chức này đã bị dư luận người dân phân tích và lên án gay gắt. Tiến Sĩ Hoàng Văn Chung, đang công tác tại Viên Nghiên Cứu Tôn Giáo – một cơ quan của nhà nước Việt Nam, cũng lên tiếng bày tỏ sự thất vọng về những hành xử của tổ chức và cá nhân thuộc tổ chức này.

Vì vậy, bằng đơn này, tôi yêu cầu Ban Tôn Giáo Chính Phủ cần thực hiện chức năng của mình phải ra văn bản chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức và các cá nhân nói trên. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, nếu xét thấy các hành vi trên có dấu hiệu của tội phạm thì cần phải chuyển ngay thông tin đó cho cơ quan điều tra hình sự theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự.

Đơn này được làm ngày….tháng…. năm….

Người làm đơn

Ký và ghi rõ họ tên

 

Bài liên quan: 

Mẫu đơn: Tố giác hành vi phạm tội hình sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Viết một bình luận